I Can So You Can
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

I Can So You Can

I Can So You Can. Why not?
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Keywords
THCS tieng 2003 TRONG phuong WORD PHÂN troi
Latest topics
» Kinh nghiệm học tốt tất cả các môn học ở cấp THCS
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Oct 22, 2013 1:23 pm by Khách viếng thăm

» Jingle Bell Rock
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeSat Dec 22, 2012 9:13 pm by anbinh970

» The Story About Mr. Black
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeSat Dec 22, 2012 8:58 pm by anbinh970

» Lời Cảm Tạ <Nguyễn Thị Hoàng Mỹ>
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeThu Nov 29, 2012 9:28 am by anbinh970

» Còn đau hơn <Nguyễn Thị Hoàng Mỹ >
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Nov 27, 2012 4:42 pm by anbinh970

» Anh chàng keo kiệt <Nguyễn Thị Hoàng Mỹ>
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Nov 27, 2012 4:41 pm by anbinh970

» Nữ Y Tá <Nguyễn Thị Hoàng Mỹ >
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Nov 27, 2012 4:40 pm by anbinh970

» Tính Từ <Bùi Minh Trang >
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Nov 27, 2012 4:39 pm by anbinh970

» Đưa phần mềm hoặc ảnh lên mạng bằng Web Box
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeTue Nov 27, 2012 12:19 pm by doantrannamhieu2

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Affiliates
free forum


 

 Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Tổng số bài gửi : 72
Kinh nghiệm : 64221
Nổi Tiếng : 245
Join date : 13/10/2012
Age : 24
Đến từ : Việt Nam

Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska    Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  I_icon_minitimeFri Nov 16, 2012 9:00 pm

Vụ nổ Tunguska xảy ra lúc 7 giờ 17 phút sáng 30/6/1908 tại khu vực sông Stony Tunguska, Siberia, đã gây chấn động cho toàn bộ khu vực này. Theo đó, những người dân thuộc tộc người Tungus và người Nga sống ở khu vực đồi núi phía tây bắc hồ Baikal quan sát thấy một cột sáng xanh, sáng gần như mặt trời, vụt xuất hiện trên bầu trời. Khoảng 10 phút sau, có một ánh sáng lóe lên và sau đó là một tiếng nổ kinh thiên động địa xé toang bầu không khí yên tĩnh của cả một vùng. Cho đến nay, vụ nổ Tunguska vẫn nhận được sự quan tâm của giới khoa học bởi họ chưa có được một giả thiết thuyết phục về nguồn gốc gây ra vụ nổ kinh hoàng trong một buổi sáng thanh bình ở khu vực này.

Các nhân chứng sống gần nơi xảy ra vụ nổ cho biết luồng âm thanh di chuyển theo chiều từ hướng đông sang hướng bắc. Sau tiếng nổ là một đợt sóng chấn động mạnh hất ngã nhiều người và làm vỡ các cửa sổ ở những khu nhà cách xa nơi xảy ra vụ nổ đến hàng trăm km. Phần lớn nhân chứng chỉ nghe thấy tiếng nổ và cảm nhận được các cơn địa chấn, chứ không nhìn thấy vụ nổ.

Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  Vu-no-3

Vụ nổ được các trạm nghiên cứu địa chấn ở toàn khu vực Á-Âu ghi được. Mặc dù mãi đến năm 1935, đơn vị tính độ động đất là richter mới được phát minh ra nhưng ở một số nơi người ta ước tính rằng cơn địa chấn này tương đương một trận động đất mạnh 5,0 độ richter. Nó cũng tạo ra các đợt dao động trong áp suất khí quyển mạnh đến mức các máy đo khí áp ở Anh có thể phát hiện được. Vài tuần sau vụ nổ, bầu trời đêm còn sáng rực đến độ người ta có thể đọc sách được trong đêm mà không cần nhờ đến một thứ ánh sáng nào khác. Từ đó, người ta gọi những đêm đó là “đêm sáng”. Ở Mỹ, đài thiên văn Smithsonian và Mount Wilson còn đo được độ trong của khí quyển bị giảm và hiện tượng này kéo dài trong vài tháng.

Tại thời điểm đó, giới khoa học ít quan tâm đến tác động của vụ nổ. Điều này có thể lý giải bởi sự biệt lập của khu vực Tunguska. Người ta ghi nhận rằng, phải hơn 10 năm sau khi vụ nổ xảy ra, mới có chuyến nghiên cứu đầu tiên đến hiện trường. Năm 1921, nhà địa chất người Nga Leonid Kulik tiến hành một chuyến khảo sát cho Học viện khoa học Xôviết ở khu vực lưu vực sông Podkamennaya Tunguska. Ông được những người dân địa phương cho biết, nguyên nhân gây ra vụ nổ là một thiên thạch khổng lồ rơi xuống trái đất. Ông thuyết phục chính phủ Liên Xô cung cấp tài chính cho một chuyến thám hiểm khu vực Tunguska với ý tưởng rằng quặng sắt do thiên thạch rơi xuống có thể phục vụ cho ngành công nghiệp của nước này.

Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  Vu-no-1

Đoàn thám hiểm của Kulik đến hiện trường vụ nổ vào năm 1927. Trước sự ngạc nhiên của họ, không có bất kỳ miệng hố kiểu núi lửa nào xuất hiện ở khu vực này. Thay vào đó là một vùng cây rộng khoảng 50 km bị cháy nham nhở. Kỳ lạ thay, một vài cây ở gần khu vực tâm của vụ nổ vẫn đứng thẳng nhưng cành cây đã bị tước trụi. Những cây khác ở xa hơn đều bị đổ gục xuống theo chiều từ tâm hướng ra ngoài.

Tác động của vụ nổ Tunguska lên những cây ở gần khu vực tâm của vụ nổ đã được tái hiện lại trong những lần thử hạt nhân trong khí quyển diễn ra vào các năm 1950 và 1960. Những tác động này được gây ra bởi sóng xung động từ các vụ nổ lớn. Các cây ở trực tiếp bên dưới vụ nổ bị tước trụi khi mà cơn sóng di chuyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống, trong khi đó các cây ở xa hơn bị đổ rạp là do áp lực của sóng xung động khi nó di chuyển theo chiều ngang.


Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska  Vu-no-2-copy

Các cuộc thử nghiệm mà Liên Xô tiến hành vào giữa những năm 1960 đã cho thấy những kết quả tương tự như những gì người ta tìm thấy ở khu vực Tunguska. Chúng gợi ý một điều rằng vật thể rơi xuống mặt đất theo một góc khoảng 30 độ và nổ ngay trong không trung.

Mười năm sau, người ta đã tiến hành thêm ba chuyến thám hiểm đến khu vực này. Kulik phát hiện một đầm lầy nhỏ mà ông cho rằng đó có thể đó là miệng hố do vụ va chạm gây ra. Nhưng sau khi tháo cạn nước, ông phát hiện thấy những gốc cây ở dưới đáy, loại bỏ khả năng vụ nổ bị gây ra bởi thiên thạch. Năm 1938, Kulik sắp đặt một chuyến nghiên cứu khu vực này từ trên cao xuống thấp và phát hiện ra rằng vụ nổ đã làm cây cối đổ rạp theo một hình bướm khổng lồ. Bất chấp mức độ tàn phá ác liệt, người ta không tìm thấy miệng hố của vụ nổ. Những chuyến thám hiểm trong những năm 1950 và 1960 phát hiện thấy những hình cầu thủy tinh cực kỳ nhỏ nằm rải rác trên mặt đất. Các phân tích hóa học cho thấy, những hình cầu này chứa một hàm lượng cao các nguyên tố niken và iridium. Đây là những nguyên tố được tìm thấy nhiều trong các thiên thạch. Do đó, những hình cầu thủy tinh này có thể có nguồn gốc ngoài trái đất.
Về Đầu Trang Go down
https://iamgiftedsoareyou.forumvi.com
 
Bí ẩn vụ nổ gây chấn động Tunguska
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đồng hồ Oreex
» Đồng hồ Oreex 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
I Can So You Can :: Video YouTube :: Khoa học Thế giới-
Chuyển đến